Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 01. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài 01. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài 1.1 Tư thế ngồi đàn piano - tư thế tay

           Học piano - tròn dáng tay
            Bí quyết học piano cho người lớn
             Mua piano
              Học piano online qua mạng

*** Chú ý trước khi tự học piano:
1. Cắt ngắn móng tay trước khi tập.
2 . Bạn đang xác định tự học piano nên phải nghiêm khắc với bản thân:
- Sắp xếp thời gian hợp lý hàng ngày cho việc luyện tập, mỗi ngày khoảng 20 - 30 phút
- Không nóng vội, học gì cũng cần phải yêu cầu 1 thời gian nhất định thì mới có thành quả.


Chúng ta cùng bắt đầu học bài học đầu tiên nhé :)

I. Tư thế ngồi đàn piano
1. Ngồi chính giữa đàn và ghế đàn, ngồi nửa trước của ghế.
2. Vai và tay luôn thả lỏng, giữ cho lưng thẳng.
3. Tạo khoảng cách thuận tiện nhất để chơi đàn (đo tay)
4. Chân luôn đặt trên mặt sàn, chân phải hơi choãi ra.

tư thế ngồi học piano, tự học đàn piano

 video tham khảo: 
-------------



II. Tư thế tay khi chơi đàn
   

- Khi bạn chơi đàn, tay của bạn nên thả lỏng, không gồng cứng, tránh nâng các ngón quá cao khi chơi. Điều này sẽ làm giảm tốc độ và tạo sự căng thẳng cho bạn.

- Bàn tay khum tròn, chơi bằng đầu ngón, ngoại trừ ngón cái chơi tiếp xúc với phím đàn bằng cạnh khóe.


* bạn tưởng tượng giống như bạn đang nắm hờ một quả bóng như hình trên

video tham khảo: 


Số ngón







Cửa hàng đàn piano fun - nhạc cụ piano ở hà nội

Bài 1.2 Giới thiệu về bàn phím Piano - Nhịp phách


               -> Bài 1.1 Tư thế ngồi đàn piano - tư thế tay

I. Bàn phím Piano:

          Tất cả các phím trên đàn piano là phím đen hoặc phím trắng. Các phím đen được chia làm nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen. (đb: có một chỗ có 1 phím đen riêng biệt)

   Bên trái bàn phím âm thanh trầm thấp                                Bên phải bàn phím âm thanh cao

tư thế ngồi học piano, tự học đàn piano, số ngón



- Bây giờ bạn dùng ngón số 2 và  3 để chơi tất cả các nhóm 2 phím đen trên đàn
 (ấn đồng thời cả 2 phím trong nhóm)
- Cũng theo cách trên, sử dụng ngón 2, 3 và 4 để chơi với nhóm 3 phím đen.



II. Nhịp phách (beat)
          Âm nhạc diễn ra theo một dòng chảy cảm xúc, nó giống như nhịp tim của bạn. Lúc âm thanh ngắn, lúc lại là âm thanh dài. Các âm thanh này kết hợp với nhau được gọi là tiết tấu (rhythm) hay nhịp (beat).
- Bạn tạo dáng tay tròn như bài 1.1 và đặt lên mặt phẳng bàn gõ đều như nhịp giây đồng hồ, 1 lần gõ xuống đồng thời bạn đếm "một". (cố gắng tập trong vòng 1 phút)
Bạn là người học tốt, vì bạn vừa chơi xong tiết tấu này:

tư thế ngồi học piano, tự học đàn piano, tiết cấu cơ bản

Trong âm nhạc người ta gọi ký hiệu này là nốt đen (quarter note), có đuôi quay lên hoặc quay xuống
học piano nốt đen                                                                                                                       học piano nốt đen
- Tiếp theo, bạn đếm đều 1-2-1-2...cứ như thế trong khoảng 30 giây. Sau đó cũng với dáng tay khum tròn như cách gõ tiết tấu trên bạn gõ xuống mặt bàn (mặt phẳng) cùng lúc bạn đếm số 1 như hình tiết tấu dưới đây:
học piano nốt đen, nốt trắng, tiết tấu, cách gõ nhịp




Tương tự như nốt đen và nốt trắng, nốt tròn các bạn cũng làm như vậy 1 nốt tròn có giá trị bằng 4 phách (gõ 1 lần và giữ ngân, trong khi ngân các bạn đếm 1-2-3-4 đều đặn.

Bây giờ các bạn thực hành với phần tiết tấu bên dưới
Tự học đàn piano, bài tập tiết tấu cơ bản


* Chú ý phần này là phần cơ bản về tiết tấu các bạn nhớ tập thật kỹ, khi đã tốt rồi thì mình đẩy tốc độ nhanh hơn.


Tag: tự học đàn, tự học piano, tìm lớp học piano, piano hà đông, học piano online, học piano trưc tuyến, học piano cơ bản, piano nâng cao, trung tâm âm nhạc uy tín

Tag: học piano, gia sư piano, tìm giáo viên dạy đàn, học thử miễn phí, free, xa la, an hưng, kiến hưng, dương nội, quang trung, phú la, trung tâm âm nhạc, gần hà đông, hà thành, vạn phúc, quang trung, học mà chơi chơi mà học, music fun, hocpiano, trần đănhg ninh, phú la, piano hà đong, dạy piano thanh xuân, văn quán, văn phú, ba la, metro, nhạc họa, nghệ thuật trung ương, hiway, media, bắc hà, ao sen, trần phú, học viện an ninh, phối nhạc hợp xướng 4 bè, thuê đàn, phối đệm ca khúc, chép nhạc piano, tự đệm, tự phối nhạc, hòa âm, đối vị phưc điệu, tự học piano trực tuyến, tự học piano qua mạng, bắt đầu học đàn online, trung tâm đào tạo cơ bản.

Bài 1.3 Bắt đầu luyện tập với tay phải

Với Khóa Sol (Treble clef) sử dụng cho tay phải chơi, các chữ cái tương ứng với từng nốt
C - Đồ
D - Rê
E - Mi
F - Fa
G - Sol
A - La
B - Si

Chú ý bạn phải thuộc vị trí của các nốt nhạc tương ứng với tên của chúng (ví dụ: nốt nhạc ở dòng kẻ 1 tính từ dưới lên tên gọi là Mi), nên vừa chơi đàn vừa hát tên nốt nhạc to.
Nốt C trong hình vẽ có thêm chữ Middle có nghĩa là nốt Đồ ở vị trí giữa cây đàn của bạn. Vị trí này đặc biệt quan trọng và thường sử dụng


Tiếp theo là phần thực hành

*Yêu cầu luyện tập:
- mỗi nốt bạn chơi đều tương ứng 1 giây đồng hồ
- vừa đàn vừa hát
- giữ cho dáng tay tròn khi chơi
- nhớ được vị trí các nốt trên khuông nhạc



Bây giờ bạn hãy thực tập với trích đoạn "Ode to joy" (Hướng tới niềm vui) trong tác phẩm giao hưởng số 9 của nhạc sỹ Beethoven người Đức

Yêu cầu và chú ý:
- Khi gặp nốt trắng bạn phải giữ tương ứng 2 giây.
- Bước 1: gõ tiết tấu bài này trên nắp đàn đóng (hay mặt bàn) nốt đen đếm số 1, nốt trắng đếm 1-2
- Bước 2: vừa chơi vừa hát số ngón tay
- Bước 3: chơi và đếm (đếm giống với bước 1)
- Bước 4: chơi và hát tên nốt nhạc (bạn có thể hát theo 2 cách: hát bằng các chữ cái tiếng anh hoặc theo lối đọc Đồ - Rê - Mi



- Bạn có thể tập thêm bài Việt nam này.
* Yêu cầu
1. Tập đọc nốt nhạc trước khi chơi đàn
2. Nốt trắng chú ý ngân 2 giây
3. Số ngón tạm thời ta cứ nhớ ngón 1- Đồ, 2-Rê, 3-Mi, 4-Fa, 5-Sol
sheet con chim ri



Bài tập thêm




Bài 1.4 Bài tập tay trái với vị trí tay ở nốt Đồ

Bài tập này chúng ta sẽ cùng luyện tập với phần tay trái
Bạn chú ý vị trí đặt tay so với nốt "Đồ giữa đàn" (middle C)



Phần các phím tay trái tương ứng với các nốt trên khuông nhạc: khuông nhạc viết cho tay trái chơi thường dùng khóa Fa (mũi tên đỏ chỉ vào)

Phần thực hành

- giữ dáng tay tròn 
- bắt đầu chơi riêng rẽ từng phím (ấn 1 phím nhả lên sau đó mới tiếp tục ấn phím tiếp theo) khi bạn làm riêng từng nốt tốt rồi thì sau đó dần kết nối liền lạc giữa các nốt với nhau



Khuông nhạc lớn (Grand staff)

Trên bản nhạc piano sử dụng khuông nhạc lớn bao gồm khuông nhạc khóa sol (thường tay phải chơi) và khuông nhạc khóa Fa (thường tay trái chơi) được kết nối với nhau bởi một dấu móc (Brace). 

Bạn phải thật chú ý các nốt trên từng loại khuông nhạc khóa sol hay khóa fa tương ứng với vị trí các phím trên đàn, bởi mọi người mới bắt đầu học thường hay bị nhầm vị trí các nốt giữa khóa sol và khóa fa, đôi khi là nhầm vị trí đặt tay ở trên đàn nữa nên bạn phải nhớ được nốt dựa đó là nốt Đồ giữa đàn (middle C)